Nữ tướng cướp tuổi 18 cầm đầu băng nhóm “ăn hàng” khắp Quảng Nam, Đà Nẵng
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đỗ Thị Hà khoe chân dài 1,11m tại buổi sơ khảo 'Nam vương Thế giới Việt Nam'
Trong ngày trọng đại, Á hậu Phương Nhi diện áo dài truyền thống màu trắng kem, được đính đá, thêu thủ công tỉ mỉ. Cô trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn tôn lên nhan sắc xinh đẹp, rạng rỡ. Chú rể Phạm Nhật Minh Hoàng cũng mặc áo dài đồng điệu, xuất hiện cùng tráp sính lễ hoành tráng. Theo ghi nhận của chúng tôi, buổi lễ được gia đình giới hạn khách mời và có đội ngũ vệ sĩ thắt chặt an ninh nhằm đảm bảo ngày vui được diễn ra trọn vẹn. Bảo vệ dùng ô che chắn kỹ, không để người dân xung quanh chụp hình, quay video. Dù trời rét và có mưa phùn nhưng nhiều người dân vẫn đến xem lễ ăn hỏi của á hậu 10X với con trai tỉ phú.Trước đó một ngày, gia đình Phương Nhi tất bật chuẩn bị cho buổi lễ. Cơ ngơi của Á hậu Thế giới Việt Nam 2022 tại Thanh Hóa được trang hoàng lộng lẫy với nhiều hoa tươi, tông màu trắng hồng chủ đạo để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ của người đẹp. Trên cổng chính là hình ảnh hai chữ "H,N" (viết tắt tên của vợ chồng Minh Hoàng - Phương Nhi) đặt ở vị trí trung tâm.Thời gian qua, Á hậu Phương Nhi sống kín tiếng, ít xuất hiện trước công chúng. Chính vì thế, thông tin người đẹp sinh năm 2002 lên xe hoa nhận được sự quan tâm của dân mạng. Khi hình ảnh và thông tin mỹ nhân quê Thanh Hóa được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, cô đã "khóa bảo vệ trang cá nhân", tức chỉ những người kết bạn với tài khoản này mới xem được các bài đăng của Phương Nhi. Phương Nhi sinh năm 2002, quê Thanh Hóa, từng giành á hậu 2 tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022. Cô gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, chiều cao 1,7m cùng hình thể chuẩn. Thời điểm tham gia cuộc thi nhan sắc, người đẹp quê Thanh Hóa đang là sinh viên Luật thương mại quốc tế của Trường đại học Luật Hà Nội. Cô được nhiều người yêu mến gọi với danh xưng "thần tiên tỷ tỷ" nhờ vẻ đẹp cuốn hút. Phương Nhi từng "chinh chiến" ở Hoa hậu Quốc tế 2023 tại Nhật Bản, ghi tên mình vào top 15 chung cuộc.
Dự án nghỉ dưỡng hơn 5.000 tỉ nhưng không có 45 tỉ đồng ký quỹ bị 'tuýt còi'
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Mẹ trẻ 'gây sốt' vì thân thiết với hai con riêng của chồng
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.